Chuyển đến nội dung chính

TỘI PHẠM MA TÚY ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ?


Tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng các chất ma tuý, gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của công dân và gây mất trật tự an toàn xã hội và phải chịu hình phạt do Bộ luật hình sự quy định.
Tội phạm về ma tuý có nhiều loại:
      Đối với các vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn thường được người phạm tội tổ chức rất chặt chẽ thành những đường dây xuyên quốc gia, nhưng lại không giống như tổ chức của các vụ án có tính chất tổ chức khác, người chỉ huy, phân công, điều hành không lộ diện, có vụ có rất đông người tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán ma túy nhưng thông thường chỉ người thứ nhất biết người thứ hai chứ không biết người thứ ba. Cũng chính vì đặc điểm này mà hoạt động điều tra, khám phá các đường dây ma túy rất khó khăn, không ít những vụ án sau khi xét xử mói phát hiện trong đường dây vận chuyển, mua bán ma túy còn có những người phạm tội khác, cá biệt có trường hợp trước khi thi hành án tử hình, người bị kết án tử hình mới khai ra đồng phạm.

      Đối với những hành vi mua bán ma túy có tính chất tiêu thụ, người phạm tội thường chia ma túy thành những gói nhỏ (tép, chỉ...) để bán cho các con nghiện. Việc tổ chức tiêu thụ ma túy rất tinh vi, người phạm tội thường sử dụng những địa điểm thuận lợi, có phân công người canh gác, khi các lực lượng chống ma túy phát hiện thì chúng tẩu thoát dễ dàng.
      Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người phạm tội chủ yếu là những người bán lẻ ma túy cho con nghiện, sau đó cho họ mượn luôn địa điểm, dụng cụ để họ hút, chích ma túy, ít có trường hợp người phạm tội đứng ra tổ chức như kiểu tổ chức đánh bạc.
Tội phạm ma túy cũng có những đặc điểm chung như các tội phạm khác về tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính chịu hình phạt. Tuy nhiên tội phạm ma túy cũng có những đặc điểm riêng so với các loại tội phạm khác như:
      Có tính nguy hiểm cao cho xã hội: Thể hiện ở chỗ, các tội phạm về ma túy đều trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan đến ma túy, xâm phạm tới sự độc quyền quản lý chất ma túy của Nhà nước, để cho ma túy xâm nhập vào cộng đồng làm gia tăng số người nghiện, gây tác động xấu về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa và trật tự an toàn xã hội; xâm hại nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của con người; là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm khác
      Có tính chống đối pháp luật rất cao của kẻ phạm tội: Các đối tượng phạm tội ma túy thường có nhân thân xấu, khi bị phát hiện thường chống trả hết sức quyết liệt và sẵn sàng sử dụng vũ khí. Khi một mắt xích trong đường dây tội phạm ma tuý bị lộ, để bảo đảm an toàn cho hoạt động phạm tội của mình, chúng sẩn sàng thủ tiêu đồng phạm.
      Tính bí mật, khép kín, cắt đoạn và kéo dài của hoạt động phạm tội: Đặc tính hình sự nổi bật của tội phạm ma tuý là tính “cắt đoạn” và tính “liên hoàn”, hoạt động theo đường dây chặt chẽ thường là các thành viên trong gia đình họ hàng, chất ma tuý gọn nhẹ, lãi suất cao.
Nắm chắc những đặc điểm của tội phạm về ma túy sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có những phương pháp phù hợp trong việc áp dụng các quy định của BLHS và BLTTHS vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy.
1. Cấu thành chung của các tội danh về ma túy
Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước.
a. Khách thể của tội phạm
Khách thể chung của các tội phạm về ma túy là chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lý. Các tội phạm này có đối tượng là các chất ma túy và các đối tượng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy.
Các chất ma túy là đối tượng của các tội phạm về ma túy bao gồm các chất ma túy theo nghĩa hẹp; các chất hướng thần; các tiền chất ma túy và hướng thần (gọi tắt là các tiền chất ma túy); các cây trồng hoặc nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy.
Ở nước ta, việc xác định các chất ma túy, các chất hướng thần và các tiền chất ma túy và hướng thần được dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy định về các chất ma túy và các chất hướng thần của 3 công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy.
Đặc tính nguy hiểm của chất ma túy và chất hướng thần thể hiện ở khả năng ngây nghiện cho người sử dụng các chất này. Con người chỉ cần sử dụng một vài lần chất ma túy hoặc chất hướng thần sẽ có nhu cầu cung cấp thường xuyên và với liều lượng ngày càng cao hơn. Khi không đáp ứng được nhu cầu, họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác… và có thể làm tất cả những gì, kể cả tội ác mà họ cho là cần thiết để giải tỏa cơn nghiện. sự lệ thuộc ngày càng lớn vào chất ma túy hoặc hướng thần chính là tác hại gây nghiện của chất ma túy hoặc hướng thần đối với người dùng chất đó.
Các chất ma túy và hướng thần thường gặp và là đối tượng phổ biến của các tội phạm về ma túy bao gồm:
      Thuốc phiện (nhựa thuốc phiện hay còn gọi là nhựa đặc của cây anh túc);
      Cần sa (phần ngọn mang hoa và quả của cây cần sa mà nhựa chưa được chiết ra);
      Nhựa cần sa (nhựa được tách ở dạng thô hoặc đã tinh chế từ cây cần sa);
      Lá coca (lá của cây côca lá chưa dùng để chiết xuất);
      Moophin (chất chiết từ thuốc phiện);
      Cocain;
      Heroin;
      Các chất hướng thần như amphetamin…
Các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy là các công cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất và sử dụng chất ma túy.
b. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy. Đó có thể là những hành vi thực hiện những điều mà Nhà nước cấm các cá nhân làm (như hành vi khách quan của các tội quy đinh từ Điều 247 đến Điều 258 BLHS) hoặc có thể là những hành vi của người có trách nhiệm được Nhà nước giao đã không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc làm những việc ngoài phạm vi những quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy (như hành vi khách quan của tội được quy đinh tại Điều 209 BLHS).
Hầu hết các tội phạm về ma túy đều được quy định là những tội có cấu thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của những tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan.
c. Mặt chủ quan của tội phạm
Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp (các tội phạm quy định ở các điều từ Điều 247 đến Điều 255 và Điều 258 BLHS). Lỗi của người phạm tội quy định tại Điều 256 và Điều 259 có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
d. Chủ thế của tội phạm
Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường, riêng tội quy định tại Điều 159 đòi hỏi chủ thể đặc biệt.


 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ