Chuyển đến nội dung chính

Những khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai


Thứ nhất: trở ngại về hòa giải cấp cơ sở:

Luật Đất đai 2013, được cụ thể hơn ở Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau: Khi nhận được đơn yêu cầu, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất; thành lập hội đồng hòa giải, thành phần gồm: chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm chủ tịch hội đồng; đại diện ủy ban MTTQ xã; tổ trưởng tổ dân phố (đô thị) hoặc trưởng thôn, ấp (nông thôn); đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên; tổ chức họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.


Sau 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản thì chủ tịch UBND xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Như vậy, so với Luật Đất đai 2003, để khắc phục những hạn chế của cơ chế hòa giải cũ, cơ chế mới của Luật Đất đai 2013 đã tạo ra nhiều bất cập khác, như: tổ chức hòa giải do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã chủ trì thay cho việc do UBND chủ trì; thời hạn hòa giải là 45 ngày thay vì 30 ngày.

Việc thành lập hội đồng hòa giải có cả người dân sống gần phần đất tranh chấp, tổ trưởng dân phố, trưởng ấp, trưởng thôn... rồi hội đồng phải thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất... thì luật cũ không quy định có thẩm quyền này.

Thứ hai: Trở ngại khi khởi kiện.

Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể tại điều 202 là các trường hợp tranh chấp phải qua hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án. Điều 88 Nghị đinh 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết quá trình nhận đơn khiếu nại, các bước thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh, thành lập Hội đồng hòa giải và các thành viên, hình thức làm việc để tiến hành hòa giải ở cơ sở. Nhưng hầu hết Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện làm công tác hòa giải chưa thật sự quan tâm đến các quy định nêu trên mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, máy móc, rập khuôn theo những cách làm cũ làm cho công tác hòa giải không đảm bảo. Đây là thủ tục bắt buộc mà pháp luật đã quy định nên khi đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án buộc Tòa phải trả lại đơn do vi phạm, chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Cụ thể những sai sót thường gặp là:


– Không tiến hành thủ tục hòa giải ở cơ sở theo quy định để đương sự thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án.

– Việc hòa giải tranh chấp đất đai không thể hiện bằng biên bản hòa giải mà chỉ có một biên bản làm việc ghi nhận ý kiến của các bên đương sự và sau đó kết luận là không hòa giải được.

– Biên bản hòa giải không đảm bảo về mặt hình thức, không có chữ ký của các thành viên tham gia hòa giải, không có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn.

– Thành phần tham gia hòa giải không đảm bảo như không có sự tham gia của Ủy ban Mặt trấn Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Không có mặt của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn. Không có đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó.

– Chưa thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

– Vi phạm thời hạn giải quyết là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (có trưởng hợp nhận đơn nhưng không giải quyết hoặc để kéo dài trong nhiều năm dẫn đến việc khiếu nại vượt cấp).

Thứ ba: Người dân chưa hiểu hết quyền và nghĩ vụ của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai
Thường người dân không biết và không thể hiểu thấu đáo quyền và nghĩa vụ của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan chức năng. Người dân mơ hồ về quyền và nghĩa vụ của mình dẫn tới việc xác nhận bằng chứng, xác nhận lời khai một cách ngây ngô dẫn tới hậu quả pháp lý bất lợi. Đến khi tòa án phán quyết mình bất lợi thì kháng cáo Tòa án xử sai. Nhưng án tại hồ sơ, nên không thể làm thay đổi cục diện pháp lý có lợi cho mình được.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

  1. Gia đình tôi có khai hoang mảnh vườn từ năm 1962 đến nay chưa có sổ đỏ,tháng 2năm 2020 người ta đến tranh chấp.gia đình tôi phải làm sao để tiếp tục sử dụng mảnh vườn đó

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ